Sóc Trăng: Đột phá trong sản xuất lúa nhờ máy gặt đập liên hợp
(27/04/2012)
Hiện nay, số lượng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) và diện tích lúa thu hoạch bằng máy GĐLH ở tỉnh Sóc Trăng gia tăng một cách nhanh chóng, đồng thời cũng tạo ra đột phá mới trong sản xuất lúa.
Cuối năm 2010, số máy GĐLH ở Sóc Trăng chỉ là 84 máy thì đến nay (tháng 4/2012) đã là 478 máy, tăng hơn 5,6 lần trong hơn một năm qua. Tương tự, trong cùng thời gian trên, diện tích lúa thu hoạch bằng máy GĐLH cũng tăng từ 15% lên 75,16%. Lợi ích mang lại từ việc cơ giới hóa khâu thu hoạch bằng máy GĐLH là rất lớn về mặt kinh tế. Theo tính toán của cơ quan chuyên môn, diện tích thu hoạch bằng máy GĐLH giảm hao hụt được 2,1% sản lượng thì Sóc Trăng đã giảm hao hụt được hơn 31 ngàn tấn lúa/năm, bình quân giảm hao hụt được 105 kg/ha/vụ; nông hộ giảm chi phí thu hoạch được 1,5 triệu đồng/ha so với thuê lao động thủ công. Ngoài ra, lúa thu hoạch bằng máy GĐLH dễ bán, bán được giá cao, vì lúa sạch hơn, chất lượng đồng đều hơn....
Chính những lợi ích kinh tế rất cụ thể trên đã thúc đẩy nông dân thay đổi biện pháp canh tác, hoàn thiện kết cấu hạ tầng để phù hợp với việc thu hoạch bằng máy GĐLH. Đồng thời còn kích thích nông dân hưởng ứng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phát động. Trước tiên, nông dân canh tác trong cùng khu vực có nhu cầu tự liên kết với nhau để xác định thời gian gieo sạ tập trung, bố trí loại giống có thời gian sinh trưởng phù hợp để việc thu hoạch sau này thuận lợi và hiệu quả nhất. Để cho máy GĐLH hoạt động với hiệu suất cao, việc di chuyển phải thuận lợi; trong khi vận hành không bị lầy đòi hỏi hệ thống giao thông, thủy lợi phải được nông dân trong từng khu vực hợp tác với nhau để hoàn thiện các hệ thống này. Về kỹ thuật canh tác, đòi hỏi nông dân phải thích ứng với việc thu hoạch bằng máy GĐLH như chọn giống tương đối cứng cây, tưới nước theo phương pháp ướt – khô xen kẽ, bón phân cân đối... nhằm hạn chế tình trạng lúa đổ ngã khi thu hoạch. Mô hình “Cánh đồng lúa mẫu” được thực hiện phục vụ cho Hội thi máy thu hoạch lúa các tỉnh phía Nam tại xã Trường Khánh, huyện Long Phú cuối năm 2010 đã ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật vừa nêu, đã và đang được nhân rộng ở tất cả các huyện, thị, thành phố của tỉnh Sóc Trăng trong mô hình cánh đồng mẫu.
Đột phá trong sản xuất lúa nhờ máy gặt đập liên hợp
Song song với với việc quản lý nước, san phẳng mặt ruộng, đồng ruộng còn cần cải tạo tầng đế cày để tránh máy bị lầy lún. Tập quán làm đất của nông dân thời gian qua thường là làm đất tối thiểu, vụ Đông Xuân chỉ trục trước khi gieo sạ, vụ Hè Thu thì xới, sau đó trục rồi gieo sạ, thậm chí nhiều trường hợp chỉ đốt đồng rồi sạ chay (không cần làm đất). Cách làm đất này khiến đất mất đi tầng đế cày, tầng canh tác không rõ ràng, mặt ruộng dễ bị lún lầy khi máy GĐLH hoạt động. Do vậy, nhiều nông dân đã chuyển sang cày ải bằng máy cày 4 bánh, phơi đất ít nhất 2 tuần, việc làm này “một công đôi việc” vừa diệt cỏ dại, vệ sinh đồng ruộng để loại trừ bớt nguồn sâu bệnh vừa tạo ra tầng canh tác đủ để bộ rễ lúa phát triển tốt, tránh lúa đổ ngã, thuận lợi khi thu hoạch và tạo ra tầng đế cày có nền đất vững chắc giúp thuận tiện sử dụng cơ giới trong canh tác lúa.
Như vậy, việc ứng dụng công nghệ thu hoạch bằng máy GĐLH đã tạo ra sự đột phá trong sản xuất lúa, mang lại “lợi ích kép”, một mặt nó thúc đẩy nông dân thay đổi tập quán sản xuất theo hướng tiến bộ, mặt khác đòi hỏi các nông hộ liên kết lại với nhau trong các tổ hợp tác, hợp tác xã để tổ chức lại sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa hàng hóa trong giai đoạn hội nhập hiện nay.
Tuy nhiên, từ thực tiễn sản xuất cho thấy, để việc ứng dụng máy GĐLH trong thu hoạch lúa đạt hiệu quả cao hơn, máy GĐLH cần thu hồi rơm để chất nấm, làm thức ăn dự trữ cho trâu bò... thay vì đốt bỏ như hiện nay. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi để nông dân có điều kiện mua máy cày 4 bánh phục vụ cho yêu cầu làm đất trong sản xuất./.
Vũ Bá Quan
Các tin đã đưa:
Sáng ngày 21/8, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức họp Hội đồng Khoa học và Công nghệ chuyên ngành tư vấn đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình trồng bắp làm thức ăn nuôi bò sữa” trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Trung tâm Khuyến nông tỉnh là đơn vị chủ trì. Thạc sĩ Nguyễn Thị Mộng Thu làm chủ nhiệm dự án. Đồng chí Vũ Thị Hiếu Đông - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ dự và chủ trì cuộc họp.
Chiều ngày 21/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (Liên hiệp hội) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2017 - 2022. Tham dự và chỉ đạo đại hội có Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Cùng dự còn có các đồng chí: Trần Văn Vụ - nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Ngô Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh; lãnh đạo Liên hiệp hội các tỉnh bạn cùng 69 đại biểu chính thức thuộc 14 hội thành viên, đại diện cho 5.500 hội viên.
Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị - Tiệc cưới Toàn Thịnh đã diễn ra buổi lễ ra mắt “Văn phòng đại diện Viện khoa học Công nghệ và Nghiên cứu giáo dục tại tỉnh Sóc Trăng”. Đến dự có đại diện các sở, ban ngành tỉnh.
Sáng ngày 26-7, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Sóc Trăng tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2018 và công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2017 - 2022. Đồng chí Hứa Chu Khem - Chủ tịch Liên hiệp hội chủ trì hội nghị. Đến dự còn có đồng chí Đỗ Tấn Hậu - Tổng Biên tập Báo Sóc Trăng cùng các đồng chí là thành viên Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh.
Sáng ngày 24-7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tổ chức lễ tổng kết, trao giải cho các tác giả đạt giải Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng lần thứ VII năm 2018 và phát động cuộc thi lần thứ VIII năm 2019. Đến dự có Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hứa Chu Khem, đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan, thành viên ban tổ chức hội thi, đại diện lãnh đạo UBND, lãnh đạo Phòng giáo dục đào tạo các huyện, thị xã, thành phố cùng các tác giả đạt giải.
Ngày 15-7, tại Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) Trường ĐHCT phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ Sóc Trăng (KH&CN) tổ chức hội thảo “Nghiên cứu mô hình chế biến các sản phẩm từ hành tím an toàn và đảm bảo khả năng tiêu thụ”. Đến dự có đại diện lãnh đạo Trường ĐHCT, đại diện lãnh đạo Sở KH&CN Sóc Trăng, đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc sở, lãnh đạo UBND thị xã Vĩnh Châu.
Sáng 10/7, tại Công viên 30-4 (TP. Sóc Trăng), Công ty cổ phần Công nghệ Go-ixe Việt Nam chính thức khai trương và đưa vào hoạt động chi nhánh tại Sóc Trăng. Đến dự có các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành và UBND TP. Sóc Trăng.
Sáng ngày 05/6, đoàn giám sát do đồng chí Lâm Tấn Hòa - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Xuyên về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động số 26-CTr/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
Từ ngày 29 đến 31/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn phối hợp tổ chức chung khảo Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sóc Trăng lần thứ VII năm 2018.
Sáng 29/5, tại Trung tâm Hội nghị Toàn Thịnh (TP. Sóc Trăng), Trung tâm Ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ (trực thuộc Cục Công tác phía Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Sóc Trăng tổ chức buổi Hội thảo “Tiềm năng và hiệu quả ứng dụng hệ thống giám sát, cảnh báo tự động một số chỉ tiêu chất lượng nước trong nuôi tôm tại Sóc Trăng”.